Thị trường làm đẹp đang ngày càng nở rộ với sự phát triển ngày càng đa dạng về sản phẩm và chủng loại, song song với nhu cầu làm đẹp phức tạp của người tiêu dùng ở châu Á.

Trước khi triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP cần nắm bắt được đâu là xu hướng chính đang thúc đẩy làn sóng làm đẹp ở châu Á, cũng như sức ảnh hưởng của những xu hướng này đối với thị trường làm đẹp ở Việt Nam. Đây chính là cơ sở để định hướng phát triển sản phẩm và kế hoạch sản xuất khi tham gia ngành sản xuất mỹ phẩm.

I. Xu hướng làm đẹp ở châu Á

1. Làm đẹp an toàn

Đầu tiên phải kể đến sự quan trọng của yếu tố an toàn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm làm đẹp. Các sản phẩm mang thành phần tốt cho sức khỏe và từ thiên nhiên như bùn, dầu hạt hay rong biển đang rất được ưa chuộng. Hơn thế, người tiêu dùng châu Á cũng đang hướng chú ý đến các sản phẩm hữu cơ và không có nguồn gốc động vật, cho thấy sự ưu tiên hiện nay dần thay đổi theo hướng làm đẹp an toàn và có lợi cho sức khỏe Thú vị hơn, các sản phẩm dược mỹ phẩm – chứa những thành phần làm đẹp được nghiên cứu theo khoa học mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề về da đang là lựa chọn hàng đầu của các tín đồ làm đẹp khu vực châu Á. Ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm phân khúc dược mỹ phẩm, cụ thể như ở Hàn Quốc, phân khúc này tiếp cận lên đến gần một nửa dân số từ 25% năm 2017, kế đến là Đài Loan với tỷ lệ tiếp cận 40%. Việt Nam cũng dần bắt kịp xu hướng này, đặc biệt thấy rõ trong phân khúc cao cấp. Xu hướng này được dự đoán sẽ còn nở rộ hơn nữa khi các thương hiệu tầm trung nhảy vào.

2. Hơn cả làm đẹp

Thứ hai, phải biết được rằng người tiêu dùng châu Á dễ thay đổi, nhưng cũng dễ thích nghi. Với nhịp sống năng động hơn, các tín đồ làm đẹp châu Á mở rộng kỳ vọng của mình, khao khát sự tiện lợi hơn, giúp đơn giản hóa quá trình và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Điều này là động lực cho những cải tiến mới ra đời, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho cả thị trường làm đẹp.

3. Vẻ đẹp tự nhiên

Xu hướng tiếp theo là “vẻ đẹp tự nhiên” mà các sản phẩm làm đẹp đang hướng đến. Tuy nhiên điều này đòi hỏi một nỗ lực rất lớn! Các sản phẩm trang điểm giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên “như không trang điểm” như kem nền, kem BB, kem lót/kem che khuyết điểm,… đang trở nên rất phổ biến. Không những thế, sự nổi lên của các sản phẩm kết hợp giữa chăm sóc da và trang điểm cho một vẻ đẹp tự nhiên cũng đang tăng trưởng đáng chú ý trong thị trường làm đẹp. Thực tế, nhiều lợi ích chăm sóc da đang dần được tích hợp vào các sản phẩm trang điểm như kem nền dưỡng ẩm, cushion chống nắng, kem phấn ngậm nước và son màu dưỡng ẩm. Điều này hứa hẹn cơ hội tăng trưởng cho các thương hiệu làm đẹp trong việc đổi mới và ra mắt các dòng sản phẩm giúp việc trang điểm vừa mang lại vẻ đẹp tự nhiên vừa giữ được một làn da khỏe mạnh.

4. Tính cá nhân hóa

Liệu rằng một vẻ đẹp tự nhiên đã đủ cho các tín đồ làm đẹp châu Á? Song song với đó còn là nhu cầu về tính cá nhân hóa, đòi hỏi sự mở rộng đa dạng về màu sắc, hình thức, tính năng của các sản phẩm trang điểm. Kem nền hay kem chống nắng hiện nay có tới hơn 5 mã màu, son môi cũng có tới hàng trăm lựa chọn về tông màu phù hợp từng màu da và màu môi khác nhau của người tiêu dùng. Tính cá nhân hóa đang ngày càng lan rộng trong lĩnh vực Chăm sóc sắc đẹp. Minh chứng cụ thể là khi ngày càng nhiều thương hiệu tạo ra các trải nghiệm tùy chỉnh cho người tiêu dùng, cho phép họ tự thiết kế và sáng tạo sản phẩm cho riêng mình, đồng thời cung cấp các đề xuất sản phẩm phù hợp cho từng nhu cầu cá nhân. Một vài cái tên có thể kể đến như: Bite Lip Lab, Etude House Color Factory, SkinCeuticals Custom D.O.S.E,… Trải nghiệm này thậm chí còn cho phép người mua đặt lại sản phẩm họ tự tạo trong những lần mua hàng tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều thách thức và cạnh tranh hơn cho các thương hiệu làm đẹp. Để giành được sự chú ý của người tiêu dùng thì trải nghiệm cá nhân mà thương hiệu đó mang lại cũng quan trọng như chất lượng sản phẩm vậy. Và trên hết, việc đổi mới liên tục bằng các ý tượng đột phá là điều thật sự cần thiết.

II. Sự phát triển nở rộ của thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Đồng hành với làn sóng tăng trưởng ở châu Á, ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cũng đang tăng trưởng tích cực ở Việt Nam với mức tăng cao ở cả hai phân khúc chính là trang điểm và chăm sóc da.

1. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ xứ sở Kim Chi

Trong thị trường làm đẹp, Hàn Quốc đứng đầu trong số các quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, chiếm gần 1/3 giá trị đóng góp trong kim ngạch nhập khẩu năm 2018. Thêm vào đó, các thương hiệu đến từ đất nước này cũng đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, với ghi nhận dẫn đầu về tăng trưởng người mua, phần lớn là phân khúc sản phẩm trang điểm và mặt nạ làm đẹp.

2. Quy trình chăm sóc da ngày càng phức tạp

Phong cách làm đẹp Hàn Quốc không chỉ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu của người Việt mà còn cả về thói quen chăm sóc da và danh mục mua sắm. Trung bình, cứ 4 người lại có 1 người có chu trình làm đẹp hơn 4 bước (mua ít nhất 4 loại sản phẩm tương ứng mỗi bước). Phụ nữ Việt ngày nay chủ động trong việc tìm hiểu các bước chăm sóc da phức tạp hơn, đặc biệt ở khu vực Thành thị, với giỏ hàng làm đẹp ngày càng đa dạng. Rõ ràng, các bậc thầy làm đẹp Hàn Quốc đã thành công trong việc truyền cảm hứng cho phụ nữ Việt trong hành trình chăm sóc da. Với phương châm vẻ ngoài hoàn hảo đến từ một làn da khỏe mạnh và trẻ trung.

3. Nâng cấp các nhu cầu cơ bản

Một điểm cần chú ý hiện nay là nhu cầu chăm sóc da của người tiêu dùng đã vượt xa ngoài chức năng cơ bản. Làm trắng hoặc trị mụn không còn là đủ. “Đẹp tự nhiên”, “hack tuổi” hoặc sở hữu một làng da căng mịn, sáng bóng đang là những từ khóa dẫn đầu. Các chuyên gia làm đẹp gần đây cho biết, khái niệm về “làm sạch chuyên sâu” cũng như “cấp nước cho da” đã không còn mới lạ ở Việt Nam. Điều này được thúc đẩy bởi sự ra đời của nhiều định dạng/ công thức mới chăm sóc da như nước/ dầu tẩy trang, nước tinh chất (serum) hay mặt nạ giấy. Bên cạnh việc sử dụng những sản phẩm làm đẹp ở các bước chuyên sâu, người tiêu dùng cũng cho thấy sự sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn ở các bước làm đẹp cơ bản theo hướng cao cấp hóa. Với mong muốn mang lại sự cải thiện đáng kể cho làn da trong thời gian ngắn nhất, phụ nữ Việt không ngần ngại chi tiền cho những sản phẩm làm đẹp phân khúc giá cao hơn.

III. Xu hướng làm đẹp đáng chú ý tại Việt Nam

1. Các giải pháp làm đẹp tiên tiến

Bắt kịp với xu hướng làm đẹp trên toàn cầu, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp tác động từ bên ngoài như các thiết bị chăm sóc da (máy rửa mặt, máy xông hơi, máy massage mặt,…) cho đến các sản phẩm uống chức năng tác động từ bên trong.

2. Làm đẹp đến từ phòng thí nghiệm và nông trại

Khi mà nhận thức về việc chăm sóc da được nâng cao, kiến thức về làm đẹp dễ dàng được chia sẻ và thông tin sản phẩm rõ ràng hơn. Thì hình ảnh thương hiệu cũng như thành phần sản phẩm là yếu tố chủ chốt để thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là dùng thử, họ xem xét nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần cẩn trọng hơn.

3. Không chỉ dừng lại ở chăm sóc da!

Được thúc đẩy bởi nhu cầu chiều chuộng bản thân, thị trường làm đẹp không chỉ gói gọn ở nhu cầu chăm sóc da mặt. Các sản phẩm làm đẹp cho tóc, cơ thể, tạo kiểu móng tay,… ngày càng trở nên phổ biến và cho thấy một tiềm năng tuyệt vời để thu hút chi tiêu từ những người yêu thích làm đẹp tại Việt Nam trong tương lai.

IV. Các kênh mua sắm chính của tín đồ làm đẹp Việt Nam

Các cửa hàng sức khỏe và sắc đẹp (cửa hàng mỹ phẩm, chuỗi các nhà hàng thuốc, drugstore) tiếp tục khẳng định vai trò chủ chốt trong thị trường làm đẹp nhờ việc mở rộng số lượng cửa hàng cùng với sự xuất hiện của các chuỗi bán lẻ mới như Pharmacity, Watsons, Hello Beauty… Kênh mua sắm mới này là nơi mua sắm chính của các mặt hàng làm đẹp, nơi người mua có thể tìm thấy những trải nghiệm thực tế như dùng thử hay các gợi ý tư vấn phù hợp dựa trên chuyên môn của nhân viên bán hàng.

Đáng chú ý là đến 80% giá trị tăng trưởng của các sản phẩm làm đẹp đến từ kênh mua sắm trực tuyến, theo báo cáo mới nhất Omnichannel.

Thêm vào đó, với sự chuyển đổi công nghệ số, mô hình này còn có thể mang lại cho người mua trải nghiệm “phygital” – tích hợp những lợi thế giữa mua hàng. Điều này chứng minh vai trò quan trọng của kênh mua sắm Online đối với thị trường làm đẹp. Hơn thế, phần lớn giá trị tăng thêm ở kênh này đến từ những người mua mới hoặc người mua hiện tại mua nhiều hơn chứ không phải lấy được từ các kênh khác.

Đây là cơ hội lớn để thúc đẩy thêm chi tiêu qua việc tận dụng hiệu quả các nền tảng trực tuyến. Hiểu được nhu cầu và xu hướng tìm kiếm, chi tiêu với các mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp sẽ là phương thức tốt giúp bạn có những định hướng phát triển đúng đắn trong lĩnh vực này khi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiêu chuẩn GMP.

Nguồn: https://gmp.com.vn/bao-cao-thi-truong-my-pham-va-cham-soc-sac-dep-tai-viet-nam-nam-2020-n.html