Son môi luôn là món đồ trang điểm yêu thích của phụ nữ qua nhiều thế hệ. Chúng giúp bạn luôn tự tin, thêm sự rung động trên khuôn mặt và phản ánh mọi tâm trạng của bạn. Do đó, hầu hết chúng ta không thể nghĩ đến việc bước ra ngoài mà không tô điểm cho đôi môi của mình bằng màu son yêu thích. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì ẩn chứa bên trong thỏi son mà bạn tô lên môi hàng ngày? Cùng Beautycarexpo tìm hiểu về Son môi và những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết nhé.
Son môi đã có lịch sử hơn 4000 năm
Son môi đã có từ bốn đến 5 nghìn năm trước. Người Mesopotamians (khu vực ngày nay là Iraq) đã sử dụng bụi của đá quý nghiền để vẽ môi vào thời đó. Và son môi có thể bắt nguồn từ vùng Sumer cổ đại. Khoảng 3500 trước Công nguyên
Nữ hoàng Cleopatra và câu chuyện về son môi
Người Ai Cập cổ đại sử dụng son môi hàng ngày. Thậm chí vào thời điểm đó, đàn ông cũng sử dụng son môi. Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra vốn nổi tiếng là “người phụ nữ có thể làm đổ gục tất cả mọi người đàn ông mà bà muốn có” cũng rất mê son môi. Theo ghi chép lại rằng những sản phẩm tô điểm cho đôi môi của bà được làm bằng sáp ong pha trộn với kiến. Và để có thể có được một lớp son bóng. Bà đã sử dụng cả vảy cá để tạo được vẻ óng ánh. Nghe thật vô lý nhưng ngày nay, nữ hoàng Cleopatra chính là biểu tượng cho sắc đẹp. Nhiều hãng mỹ phẩm còn cho ra mắt các dòng son với dòng slogan: “ Giúp đôi môi cuốn hút như nữ hoàng Cleopatra”
Hãy thoa son môi vào buổi hẹn hò đầu tiên
Nếu ai nói rằng: “Hãy đơn giản và không cần tô son môi trong buổi hẹn hò đầu tiên” thì tốt nhất bạn nên phớt lờ chúng đi. Tại sao? Theo đại học Manchester, đàn ông nhìn chằm chằm vào phụ nữ tô son đỏ lâu hơn. Theo nghiên cứu, cánh đàn ông có thể dán mắt nhìn tới 7,3 giây khi các chị em đánh son đỏ, và xếp thứ 2 là son hồng với 6,7 giây. Và nếu bạn không đánh son thì ánh mắt ấy chỉ suy trì trong vòng 2,2 giây.
Son môi và sự tai tiếng từ cổ đại
Son môi từng được coi là tai tiếng của phụ nữ thời Hy Lạp cổ đại. Vào thời trung cổ của Châu Âu, chỉ gái “bán hoa” mới được sử dụng son môi. Trên thực tế, đã có luật liên quan đến son môi rằng những người hành nghề “bán hoa” không được ra ngoài mà không mang theo son môi. Nếu họ bị bắt quả tang mà không tô son thì sẽ bị truy tố tội lừa dối đàn ông. Trong thời kỳ trung cổ Anh, một người phụ nữ tô son môi đã bị buộc tội là phù thủy. Ai có thể nghĩ rằng những ngày đầu lịch sử son môi lại có thể gây tai tiếng và nguy hiểm đến như vậy.
Phụ nữ hiện đại dành bao nhiêu tiền cho son môi trong cuộc đời mình?
Một người phụ nữ chi khoảng 1780$ cho son môi. Ngoài ra, khoảng 80% phụ nữ Mỹ thoa son môi thường xuyên và khoảng 55% phụ nữ tô mỗi ngày. Điều thú vị hơn là 25% phụ nữ thậm chí sẽ không bước ra ngoài mà không tô son.
Thành phần gây sốc trong son môi
Nữ hoàng Cleopatra đã từng sử dụng kiến và bọ để làm son môi. Nhưng đó vẫn chưa phải là thành phần gây sốc đâu. Trong thời kỳ đầu, nhiều nguyên tố độc hại đã được sử dụng làm son môi như Vermillion, chì trắng, Fucus (tảo nâu),…Ngoài ra còn một số thành phần bất thường như mồ hôi cừu, phân cá sấu, mỡ hươu,…
Doanh thu bán son tăng chóng mặt trong những ngày mưa
Son môi và những ngày mưa, nghe thì chẳng có vẻ gì là ăn nhập nhưng nó lại có mối liên quan mật thiết. Lý do đằng sau điều này là thời tiết u ám, những đám mây đen khiến cả bầu trời ảm đạm như một thước phim đen trắng. Điều này làm giảm tâm trạng của nhiều người phụ nữ, vì vậy mà họ mua son môi như một thứ gì đấy khiến cuộc sống rực rỡ hơn. Nữ hoàng Elizabeth I tin rằng son môi có khả năng mang lại sự sống và thậm chí còn tô son khi bà lâm bồn.
Có rất nhiều những điều huyền bí và thú vị xung quanh thỏi son nho nhỏ này. Không thể tin rằng họ đã sử dụng những thứ như vậy để làm son môi. Và nhờ vào thời kỳ hiện đại, tiên tiến chúng ta có thể tô son mà không bị buộc tội. Dù sao đi nữa, những điều chúng tôi chia sẻ trên về son môi cũng rất thú vị, phải không?