Để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19. Các thương hiệu làm đẹp cần tiến hành đổi mới trải nghiệm và dịch vụ của họ. Đại dịch đã thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Cũng như những gì họ đang tìm kiếm từ các thương hiệu chăm sóc da và làm đẹp. Và chuyển đổi số trong ngành làm đẹp chính là một xu hướng tất yếu phải diễn ra.
Quá trình chuyển đổi số trong ngành làm đẹp đang diễn ra như thế nào?
Thời gian gần đây, xu hướng cung cấp sản phẩm tùy chọn chỉ là ví dụ về các ngành công nghiệp chăm sóc da. Đã và đang cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng chỉ có số ít doanh nghiệp làm được điều này.
Dưới đây là một số lời khuyên đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực làm đẹp. Khi họ tích hợp những cải tiến mới vào mô hình kinh doanh của mình.
Lối sống “ít hơn là nhiều hơn”.
Đại dịch Covid đã khiến nhiều người chọn lối sống tối giản.
Trong mục tiêu sức khỏe, người tiêu dùng bắt đầu chú trọng vào những phương thức đơn giản để bảo vệ sức khỏe. Từ những thực phẩm nạp vào cơ thể cho đến cách ngủ và các sản phẩm dưỡng da khác.
Trước đại dịch Covid-19, trong ngành công nghiệp chăm sóc da, người tiêu dùng quan tâm đến số lượng sản phẩm. Quá trình chăm sóc da của họ cũng thường gồm nhiều bước. Nhiều người đã áp dụng lối tư duy “ít hơn là nhiều hơn” kể từ khi đại dịch bùng phát. Mọi người thường chỉ sử dụng 3 sản phẩm hoặc ít hơn trong quy trình chăm sóc da của họ. Mục đích nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.
Ngoài ra, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thành phần trong sản phẩm họ dùng. Họ hiểu rằng, thông qua việc sử dụng ít sản phẩm hơn. Họ có thể loại bỏ những thành phần mà khi kết hợp lại có thể gây hại nhiều hơn là tốt cho làn da.
Với sự thay đổi sang một lối sống đơn giản hơn. Các thương hiệu phải liên tục mang đến sự đổi mới độc đáo trong sản phẩm của họ. Cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn và họ cần.
Làm sống lại trải nghiệm khách hàng.
Các chủ doanh nghiệp làm đẹp không nên cho rằng lĩnh vực này phụ thuộc vào các hoạt động trực tiếp. Và nó cũng sẽ không sớm quay trở lại trong bối cảnh hiện nay.
Các thương hiệu làm đẹp cần nghiêm túc suy nghĩ lại cách các sản phẩm của họ tác động như nào đến nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Điều này nhằm giúp thương hiệu có thể tiếp tục tồn tại và phát triển giữa “bão” Covid.
Đổi mới là điều quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Các lãnh đạo doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức của họ luôn đi đầu bằng cách chủ động suy nghĩ về tương lai của cái đẹp. Nó sẽ như thế nào và người tiêu dùng muốn gì.
Và nhân tố không thể thiếu là sự trải nghiệm của khách hàng. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng.
Với việc tiến hành chuyển đổi số sang các dịch vụ công nghệ dưới dạng các thuật toán tùy chỉnh hơn. Các thương hiệu có thể tạo ra các trải nghiệm khách hàng liền mạch trên các nền tảng kỹ thuật số và truyền thống.
Để tăng trưởng doanh thu, việc sử dụng công nghệ nhằm đảm bảo độ gắn kết thương hiệu là cần thiết.
Sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm mới mà còn là dịch vụ mới cho khách hàng. Bao gồm tư vấn các thương hiệu làm đẹp. Suy nghĩ lại cách người tiêu dùng mua sản phẩm của họ.
Trong bối cảnh đại dịch, các trải nghiệm trực tuyến được mọi người quan tâm nhiều hơn. Những thay đổi cần thiết này tiện lợi hơn thì khả năng chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của DN càng được mở rộng hơn.
Các công nghệ mới.
Đại dịch buộc các doanh nghiệp phải đổi mới. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm; sử dụng các sản phẩm đó và gắn bó với thương hiệu.
Điều quan trọng thương hiệu cần phải nhận ra là dịch vụ làm đẹp thực chất đã có biến chuyển trước sự xuất hiện của Covid. Người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm chỉ một số sản phẩm phù hợp với họ.
Mô hình kinh doanh DTC
Các thương hiệu làm đẹp đã ít phụ thuộc vào các cửa hàng bán lẻ. Mà chuyển dần sang mô hình kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng (DTC). Trong bối cảnh người tiêu dùng có xu hướng thích mua hàng trực tuyến hơn.
Đại dịch Covid-19 cũng đã tăng tốc quá trình chuyển đổi từ tiếp thị bởi những người có tầm ảnh hưởng sang quảng cáo số và ảnh ảo (virtual imaging) cũng như khai thác các chức năng của DTC. Khách hàng hoàn toàn có thể chẩn đoán tình trạng da, gặp gỡ tư vấn mỹ phẩm và quyết định mua sắm nhờ ứng dụng trực tuyến dựa trên công nghệ AI và VR.
Để thành công, các chủ doanh nghiệp cần xác định giải pháp thích nghi với thị trường trong và hậu đại dịch Covid-19 trước khi kết hợp các cải tiến mới vào hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ.
Trong ngành bán lẻ mà cụ thể là lĩnh vực làm đẹp, mặc dù mô hình DTC cất cánh trong đại dịch nhưng những khó khăn tiềm ẩn vẫn có thể phát sinh trong môi trường sau đại dịch Covid-19. Các thương hiệu thuộc lĩnh vực làm đẹp cần suy nghĩ, cân nhắc lại các khía cạnh truyền thông của ngành công nghiệp này. Điều quan trọng là phải triển khai nhiều diện mạo mới của sự đổi mới trong tương lai bằng cách ưu tiên các dịch vụ trực tuyến để bắt kịp nhu cầu thay đổi của khách hàng.